Phác đồ điều trị Tắc ruột

0
13747

TẮC RUỘT

BSCK1. Nguyễn Viết Tuấn

  • ĐẠI CƯƠNG:
  • Tắc ruột là sự ngưng trệ lưu thông các chất trong lòng ruột như hơi, dịch, đồ ăn, phân không di chuyện được từ trên xuống dưới để tống qua hậu môn ra ngoài.
  • Tắc ruột rất thường gặp trong cấp cứu ngoại
  • Nguyên nhân gây bệnh nhiều và rất khác nhau
  • Chẩn đoán tắc ruột thường dễ nhưng chẩn đoán nguyên nhân nhiều khi khó.
  1. CHẨN ĐOÁN:
    1. Lâm sàng:
      • Đau bụng từng cơn, nôn ói, bí trung-đại tiện.
      • Khám bụng chướng, có thể có quai ruột nổi ± sẹo mổ cũ, dấu rắn bò (triệu chứng đặc hiệu), nghe tiếng réo của ruột.
      • Nếu bệnh nhân đến trễ:dấu hiệu mất nước,nhiễm trùng, đôi khi có sốc.
      • Khám vùng bẹn-đùi tìm thoát vị nghẽn.
      • Thăm trực tràng: Bóng trực tràng rỗng, đôi khi sờ chạm u giúp chẩn đoán nguyên nhân.
    2. Cận lâm sàng:
      • Xét nghiệm máu: phát hiện rối loạn nước-điện giải, bạch cầu và CRP máu tăng trong trường hợp nhiễm trùng.
      • X quang bụng đứng không sửa soạn: hình ảnh mực nước-hơi (ruột non: chân rộng, vòm thấp, đại tràng: chân hẹp, vòm cao).
      • Siêu âm bụng: hiện diện quai ruột dãn (>2,5 cm) nằm kế quai ruột xẹp, dấu hiệu máy giặt, giúp chẩn đoán nguyên nhân: u, lồng ruột…
      • CT Scanner bụng: Quai ruột dãn nằm kế quai ruột xẹp, các quai ruột dãn hội tụ về vị trí tắc, giúp chẩn đoán nguyên nhân do u, lồng ruột, thoát vị…
    3. ĐIỀU TRỊ:
      1. Điều tr nội khoa trước mổ:
        • Đặt thông mũi-dạ dày và hút dạ dày.
        • Bù nước-điện giải.
        • Kháng sinh phổ rộng ngăn chặn nhiễm trùng, làm chậm hoại tử ruột.
        • Tắc ruột do bít là cấp cứu có trì hoãn, tuy nhiên tắc ruột do thắt phải vừa mổ vừa hồi sức vì để chậm quai ruột sẽ hoại tử.
      2. Phẫu thuật:
    4. Ch định:
      • Có biến chứng: hoại tử ruột, viêm phúc mạc…
      • Có những dấu hiệu tăng nặng: sốt, sốc, nôn ra phân…
      • Thất bại điều trị nội.
  1. X trí nguyên nhân:
  • Tắc ruột do dây dính: Gỡ dính, cắt dây chằng
  • Thoát v nghẹt
  • Giải phóng cổ thoát vị
  • Nếu ruột hoại tử: Cắt và nối ruột
  • Nếu ruột chưa hoại tử: Đưa ruột vào ổ bụng
  • Phục hồi thành bụng.
    • Lồng ruột tr em
  • Tháo lồng bằng nước dưới hướng dẫn siêu âm.
  • Tháo lồng bằng tay ± cắt khối lồng nếu ruột hoại tử.
    • Lồng ruột người lớn: Cắt đoạn ruột
    • Vật l trong lòng ruột: Mở ruột lấy vật lạ, khâu kín
    • Xoắn ruột non
  • Ruột chưa hoại tử: Tháo xoắn
  • Ruột hoại tử: Cắt ruột, không tháo xoắn trước khi cắt.
    • Xoắn đại tràng chậu hông
  • Qua nội soi đặt ống thông trực tràng, một tuần sau mổ chương trình cắt bỏ đoạn đại tràng chậu hông quá dài.
  • Tháo xoắn hoặc làm phẫu thuật Hartmann nếu ruột hoại tử
    • Ung thư đại tràng phải: Cắt đại tràng phải hay nối tắt.
    • Ung thư đại tràng trái
  • Làm hậu môn nhân tạo trên dòng
  • Cắt ruột đưa 2 đầu ra ngoài làm hậu môn nhân tạo.
  • Cắt nối có rửa hay không rửa đại tràng trong mổ.
    • Ung thư đại-trực tràng b thủng
  • Cắt bỏ đoạn thủng rồi đưa hai đầu ra ngoài làm hậu môn nhân tạo hoặc làm phẫu thuật Hartmann.
  • Nếu bướu nằm ở vị trí trực tràng thấp không đưa ra được, có thể khâu lổ thủng và làm hậu môn nhân tạo trên dòng.
    • Ung thư trực tràng: Làm hậu môn nhân tạo đại tràng chậu hông.
  1. SĂN SÓC SAU M VÀ TÁI KHÁM
    • Hút dạ dày đến khi bệnh nhân trung tiện được.
    • Bồi phụ nước và điện giải.
    • Kháng
    • Theo dõi các biến chứng: viêm phúc mạc, tắc ruột lại.
    • Tái khám sau xuất viện 1 tuần

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here