- ĐẠI CƯƠNG:
- Thoát vị bẹn-đùi thực chất là thoát vị lỗ cơ lược, tạng thoát vị chui ra trên dây chằng bẹn gọi là thoát vị bẹn và tạng thoát vị chui ra dưới dây chằng bẹn gọi là thoát vị đùi.
- Thoát vị bẹn-đùi là dạng thường gặp của thoát vị thành bụng.
- Thoát vị bẹn hay gặp ở nam giới nhưng thoát vị đùi hay gặp ở nữ giới.
- CHẦN ĐOÁN:
- Lâm sàng:
- Thoát vị bẹn
Thoát vị bẹn Trực tiếp
Thoát vị bẹn gián tiếp
( Khối Thoát vị bẹn nghẽn: khối phồng vùng bẹn căng, đau không đẩy lên được.)
- Thoát vị đùi
- Khối phồng phía trong đùi, dưới nếp bẹn.
- Tuy nhiên, thoát vị đùi thường không có triệu chứng, bệnh nhân vào viện thường có biến chứng của thoát vị đùi nghẽn: khối phồng phía trong đùi, căng đau kèm đau bụng từng cơn, bụng chướng nhẹ, nhu động ruột tăng.
- Cận lâm sàng:
Chẩn đoán thoát vị bẹn-đùi chủ yếu dựa vào lâm sàng, tuy nhiên, trong trường hợp không rõ, có thể siêu âm (± CT Scanner: ít dùng) để gợi ý chẩn đoán.
III. ĐIỀU TRỊ:
- Chỉ định điều trị:
- Thoát vị bẹn-đùi nghẹt: Chỉ định tuyệt đối và khẩn cấp.
- Thoát vị bẹn-đùi không nghẽn: Phẫu thuật chương trình.
- Phẫu thuật:
- Phục hồi thành bẹn bằng mô tự thân
Phương pháp Bassini (Khâu cân kết hợp vào dây chằng bẹn bằng các mũi rời phía sau thừng tinh).
+ Chỉ định trong điều trị thoát vị bẹn lần đầu
Phương pháp Mc Vay (Khâu cân kết hợp vào dây chằng Cooper bằng các mũi rời).
+ Chỉ định trong điều trị thoát vị đùi.
- Phục hồi thành bụng bằng mảnh ghép nhân tạo ( Tái phát sau mổ )
- Phẫu thuật hở: Kỹ thuật dùng lưới của Lichtenstein
- Phẫu thuật nội soi: Đặt mảnh ghép trước phúc mạc, bao gồm 2 kỹ thuật:
+ Kỹ thuật xuyên qua ổ bụng (TAPP).
+ Kỹ thuật hoàn toàn ngoài phúc mạc (TEP).
- THEO DÕI VÀ TÁI KHÁM:
- Theo dõi các biến chứng như nhiễm trùng, chảy máu, thoát vị tái phát, dị cảm, đau…
- Tái khám sau 1 tuần.
- Không lao động nặng trong 3 tháng.