Phác đồ điều trị Áp xe hậu môn

0
2534

ÁP XE HẬU MÔN

BSCK1. Nguyễn Viết Tuấn

  1. ĐẠI CƯƠNG:

Áp xe hậu môn và rò hậu môn là biểu hiện lâm sàng cấp tính và mãn tính của nhiễm khuẩn hậu môn. Nguồn gốc của nhiễm khuẩn hậu môn là viêm nhiễm tuyến Hermann và Derfosses

Áp xe hậu môn cần được mổ dẫn lưu ngay cả khi chưa có dấu 3 đông Kháng sinh không có tác dụng

  1. CH ĐỊNH VÀ CHỐNG CH ĐỊNH:

Áp xe hậu môn cần được chỉ định mổ cấp cứu – Không có chống chỉ định

III. CHUẨN BỊ: Xem bài phẫu thuật vùng hậu môn

  1. CÁC BƯỚC K THUẬT
  2. Vô cảm, tư thế b/n: Xem bài phẫu thuật vùng hậu môn
  3. Đường rạch : Thay đổi tùy theo vị trí áp xe (phân loại của Parke) cần đủ rộng để qua đó phá vỡ các vách ngăn (nếu có). Có thể rạch hình chữ thập hay cắt bỏ một phần da phủ áp xe để tránh liền vết mổ từ phía ngoài.

2.1.        Áp xe cạnh hậu môn( peianal abcess) hay ngồi hậu môn (anorectal abcess)

:Đường rạch hình nan hoa xe đạp ở giữa hay gần chỗ căng phồng, ba động. Trường hợp áp xe ngồi hậu môn, đường rạch có thể hình vòng, hơi thiên về phía lỗ hậu môn

2.2.        Áp xe liên cơ thắt : Rạch qua niêm mạc, cơ đế vào ổ áp xe. Kéo dài đến mép hậu môn

2.3.        Áp xe trên cơ nâng : Tùy theo nguyên ủy:

+ Nguyên ủy từ áp xe ngồi hậu môn: dẫn lưu qua da ra mông

+ Nguyên ủy từ áp xe liên cơ thắt : Dẫn lưu vào trong lòng trực tràng

+ Nguyên ủy từ hố chậu : Đường bụng hay qua mông tùy theo vị trí áp xe gần phía nào (chẩn đoán có thể dựa vào siêu âm)

(Theo hướng dẫn của Hội hậu môn Mỹ)

2.4.          Áp xe hình móng ngựa : Rạch 2 đường nhỏ để dẫn lưu 2 ổ áp xe ở 2 móng – Dẫn lưu khoang sâu sau hậu môn (deep poat anal space) (Hanley)

  1. Sau khi rạch mở ở áp xe, lấy mủ xét nghiệm và cấy vi khuẩn, phá vỡ các vách ngăn, dùng thìa nạo đáy ổ áp xe…Dẫn lưu bằng gạc hay lam, ống cao su
  2. Lỗ trong : Không nên cố tìm vì trong giai đoạn này thường bị tắc tạm thời và rất dễ gây “lạc đường”. Nếu thấy dễ dàng : Đặt dây dẫn (seton) để mổ kỳ 2. Chỉ mổ điều trị ngay đường rò nếu rò thấp, đơn giản và người mổ có kinh nghiệm.
  3. THEO DÕI, TAI BIẾN TRONG KHI MỔ:
  • Xem bài phẫu thuật vùng hậu môn.
  • Khi cố tìm lỗ trong có thể lạc đường làm thủng cơ nâng.
  • Chảy máu khi rạch áp xe trong thành trực tràng (liên cơ thắt).
  • Nếu rạch đường vòng trước và nhất là sau lỗ hậu môn có thể làm bong ống hậu môn.
  1. Khi thấy mủ thối, có hơi, tổ chức đen mủn cần cảnh giác ngay hoại tử thứ nhất là ở người suy giảm miễn dịch, đái đường, HIV (+) (bệnh fournter)
  2. THEO DÕI TAI BIẾN SAU MỔ:
  3. Xem bai phẫu thuật vùng hậu môn
  4. Cho thuốc kháng sinh (B lactam) + Metronidazol nhất là ở những người có nguy cơ cao như đái đường, HIV (+)

Chống táo bón( thuốc nhuận tràng) giảm đau Ngâm hậu môn ngày 2-3 lần

Rút gạc, dẫn lưu sau 24h-36h

Thay băng ngày 2 lần, nhét chặt để liền từ trong ra

3.50% đến 80% trường hợp sẽ phát triển thành rò hay tái phát áp xe (b/n thấy đau phải khám lại và dẫn lưu ổ mủ đọng)

 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here