THOÁT VỊ RỐN
- SƠ LƯỢC:
- Thoát vị cuống rốn: ruột hoặc các tạng trong mỡ bụng chui qua chân cuống rốn vào túi chứa phúc mạc và màng rốn, cuống rốn ở ngay trên đỉnh khối thoát vị tỉ lệ 1/6000 trẻ sinh sống. Thoát vị cuống rốn nhỏ phi đường kín <2,5 cm, trung bình 2,5 – 5 cm; lớn >5 cm.
- Thoát vị cuống rốn thường kèm theo các dị tật khác tỉ lệ cao 30-75% như hội chứng DOWN, tim bẩm sinh, teo ruột non
- Tiên lượng sống cao 70% nếu không có kèm tim bẩm
- Khám lâm sàng:
- Chẩn đoán tiền sản dựa vào siêu âm.
- Tổn thương bụng là thoát vị cuống rốn, đã vỡ hay là chưa
- Tìm dị tật phối hợp, đặc biệt chú ý tim bẩm sinh
- Thấy có thoát vị ở rốn có thể nghẹt hoặc không nghẹt.
- Cận lâm sàng:
- CTM, Hct, tiểu cầu đếm, TS-TC. Đường huyết.
- Khí máu đã chỉnh toan chuyển hóa.
- Siêu âm tim, bụng,não để tìm dị tật phối hợp.
- X-quang ngực khi có suy hô hấp.
- Siêu âm thấy thành phận ruột và các tạng ở ruột
- ĐIỀU TRỊ:
Dùng gạc băng ép lổ thoát vị
- Hồi sức trước mổ
- Thoát vị cuống rốn không cần mổ cấp cứu ngoại trừ trường hợp bị vỡ
- Giữ ấm tránh hạ thân nhiệt.
- Phẩu thuật phục hồi thành bụng:
Hậu phẩu:
- Đặt thông dạ dày, thông hậu môn
- Bù nước và điện giải
- Cho ăn sau khi rút thông dạ dày,thông hậu môn
- Kháng sinh Cephalosporin thế hệ 3 TM từ 7-10 ngày.