BSCK1. Nguyễn Viết Tuấn
Thận cũng như gan và lách là những tạng đặc chứa đầy máu. Những thương tổn của các tạng đặc nói chung đều gây xuất huyết nội, nguy hiểm cho BN.
Thận nằm sau phúc mạc trong 1 ổ thận kín, phần lớn được che chở bởi vòm sườn lưng và khối cơ chung phía sau. Tuy nhiên chấn thương thận hay gặp nhiều hơn các bộ phận khác của hệ tiết niệu.
Nguyên nhân: TNGT, TNLĐ,…
- LÂM SÀNG
Sau khi bị chấn thương ở vùng thắt lưng hay vùng hạ sườn, BN đau chói, té xỉu và sau đó đái máu. Đây là 1 trường hợp điển hình của chấn thương thận.
Đau thắt lưng Tiểu máu
Khối máu tụ vùng hố thắt lưng
Phản ứng thành bụng bên chấn thương Choáng mất máu
CTM + Chức năng đông cầm máu + Ure, Creatinin Siêu âm bụng TQ
UIV: nên chụp khi BN đã qua tình trạng choáng CT Scan bụng cản quang
Điều trị bảo tồn hay can thiệp ngoại khoa phải dựa vào các yếu tố sau: mức độ đái máu, sự tiến triển của khối máu tụ, kết quả siêu âm, UIV, CT Scan bụng.
Nằm bất động tại giường Truyền dịch + máu
Kháng sinh + Giảm đau + Cầm máu
Phẫu thuật cấp cứu: Chấn thương thận nặng như vỡ thận, đứt cuống thận, có thương tổn phối hợp các tạng khác trong ổ bụng
Can thiệp sớm: Các trường hợp điều trị nội khoa không ổn định như đái máu tăng lên, khối máu tụ tăng, choáng mặc dù đã hồi sức tích cực.