Phác đồ điều trị Nhau tiền đạo

0
1951

NHAU TIỀN ĐẠO

BS. Nguyễn Thị Lê

  1. Định nghĩa

Là nhau bám ở đoạn dưới tử cung lan tới hoặc che lấp lỗ trong cổ tử cung.

2.  Chẩn đoán

  • Triệu chứng cơ năng :

Ra huyết âm đạo vào 3 tháng cuối thai kì: đỏ tươi đóng cục, tái phát nhiều lần

  • Triệu chứng thực thể: không khám âm đạo.
  • Triệu chứng cận lâm sàng :siêu âm
  • Phân độ:

+ Nhau tiền đạo I         : nhau bám thấp.

+ Nhau tiền đạo II : nhau bám mép.

+ Nhau tiền đạo III : nhau tiền đạo bán trung tâm.

+ Nhau tiền đạo IV : nhau tiền đạo trung tâm.

  1. Điều trị: Tùy thuộc lượng ra huyết âm đạo, tuổi thai và chuyển dạ chưa

3.1.  Ra huyết âm đạo nhiều >= 300 gr:

Mọi tuổi thai đều phải chấm dứt thai kỳ bằng phương pháp nào nhanh nhất (ưu tiên cứu mẹ trước ).

3.2.  Thai < 34 tuần , con < 2000 gr , ra huyết ít.

  • Siêu âm xác định loại nhau tiền đạo.
  • Hội chẩn và giải thích tình trạng bệnh cho thai phụ và gia đình.
  • Nằm nghỉ tại giường/ bệnh viện.
  • Thuốc giảm co ( Spasmaverin, Salbutamol ).
  • Nếu thiếu máu ( Hct < 25% ): truyền máu.
  • Kích thích trưởng thành phổi bằng Betamethason .
  • Nếu ra huyết nhiều mổ cấp cứu.

3.3 Nếu thai ≥ 2500 gr , ra huyết ít.

  • Siêu âm xác định loại nhau tiền đạo.
  • Xác định độ trưởng thành của thai.
  • Hội chẩn, lên lịch mổ, chuẩn bị máu ở ngân hàng máu.

* Tùy theo loại nhau tiền đạo mà chọn cách chấm dứt thai kỳ thich hợp.

  • Nhau tiền đạo trung tâm, bán trung tâm ≥ 60 % → mổ lấy
  • Nhau tiền đạo bán trung tâm < 60% , nhau bám thấp, nhau bám mép → có thể xem xét sanh ngã âm đạo

* Trong khi phẫu thuật lấy thai:

  • Nếu nhau bám mặt trước: rạch da đường giữa dưới rốn, sờ đoạn dưới tử cung xác định vùng không có nhau bám để rạch lấy
  • Nếu không tìm được vùng không có nhau bám: rạch ngang đoạn dưới qua bánh nhau để lấy
  • Nếu nhau bám mặt sau: rạch da đường ngang, rạch đoạn dưới tử cung lấy
  • Nếu sau khi lấy nhau có chảy máu ở vị trí nhau bám: Khâu các mũi chữ X cầm máu.

Pha loãng 5 đv oxytocin x 04 ống trong 1 lít dịch (nước muối sinh lý hay dung dịch Ringer lactat) truyền tĩnh mạch 60 giọt/phút.

* Nếu vẫn chảy máu

Đủ con: cắt tử cung hết phần bị chảy máu

Trường hợp cần bảo tồn tử cung: thắt động mạch tử cung, thắt động mạch hạ vị, thắt động mạch dây chằng tử cung buồng trứng. Nếu vẫn chảy máu: cắt tử cung hết phần bị chảy máu.

Kết hợp với hồi sức chống choáng. Tài liệu tham khảo

  1. Bộ y tế – Hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản năm 2009, trang 98
  2. Bệnh viện Từ Dũ – Phác đồ điều trị sản phụ khoa năm 2012, trang 64-66
  3. Bộ y tế – Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh sản phụ khoa năm 2015, trang 39-42
  4. Yoong W, Karavolos S, Damodaram M, et Observer accuracy and reproducibility of visual estimation of blood loss in obsterric: how accurate and consident are heath-care professionals? Arch Gynecol Obstet 2010; 281-307

 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here