Khám thai và Chẩn đoán tiền sản

0
374

KHÁM THAI – CHẨN ĐOÁN TIỀN SẢN 

BS. Nguyễn Thị Lê

Lịch khám thai :

  • 3 tháng đầu: Ngày đầu kỳ kinh cuối đến 13 tuần 6 ngày.
  • Lần đầu : Trễ kinh 2 – 3 tuần.
  • Lần 2 : 11 – 13 tuần 6 ngày: Đo độ mờ da gáy.
  • Xét nghiệm cần thiết: 18 chỉ số, đường huyết, uremie và tổng phân tích nước tiểu
  • 3 tháng giữa (14 đến 28 tuần 6 ngày): 1 tháng / 1 lần.
  • 3 tháng cuối (29 đến 40 tuần)
  • Tuần 29 – 32: Khám 1 lần.
  • Tuần 33 – 35: 2 tuần khám 1 lần.
  • Tuần 36 – 40: 1 tuần khám 1 lần.

Chú ý : tái khám ngay nếu có đau bụng, ra nước, ra huyết, sốt kéo dài,…)

  • Hướng dẫn thai phụ về dinh dưỡng, vệ sinh, sinh hoạt, tái khám và tiêm ngừa uốn ván.
  • Bổ sung: sắt (30 – 60mg/ngày / lúc đói), Acid folic (400mcg – 1000 mcg/ngày), canxi (1000mg – 1500mg) và các vi chất khác (prenatal-DHA).

1. Khám thai 03 tháng đầu

  • Xác định có thai – tình trạng
  • Xác định tuổi thai – tính ngày dự
  • Đánh giá sức khỏe của mẹ : bệnh lý nội, ngoại khoa và thai nghén.
  1. Hỏi bệnh :
  • Tiền căn bản thân :
  • Sản – phụ khoa,
  • Nội – ngoại
  • Tiền căn gia đình.
  • Về lần mang thai này.
  1. Khám tổng quát : Mạch, Huyết áp, tim – phổi, cân nặng.
  2. Khám sản khoa: khám âm đạo, CCTC, tim thai, đặt mỏ vịt / lần khám đầu tiên.
  3. Cận lâm sàng:
  • Máu (khi xác định có tim thai qua siêu âm).
  • 18 thông số, HbsAg, VDRL, HIV, đường huyết / đói.
  • Nhóm máu,
  • Rubella (IgM, IgG); CMV, Toxoplasmosis (sẩy thai liên tiếp, thai lưu).
  • Double test (thai 12 tuần): khi độ mờ gáy (NT) bất thường (>2.5mm) và / hoặc ≥ 35 tuổi
  • Nước tiểu : 10 thông số.
  • Siêu âm (lần 1) : bắt buộc, để xác định.
  • Tuổi
  • Thai trong hay ngoài tử cung.
  • Tình trạng thai : Thai trứng, đa thai, dọa sẩy, thai lưu, bất thường thai nhi
  • Siêu âm đo độ mờ da gáy [NT] (11 tuần 6 ngày – 13 tuần 6 ngày).

Tiêm VAT : 2 lần cách nhau 1 tháng

Lịch tiêm VAT

  • VAT 1 : Càng sớm càng tốt.
  • VAT 2 : cách VAT 1 tối thiểu 1 tháng (≥ 30 ngày) và trước sinh 1 tháng.
  • VAT 3 : ở thai kỳ sau, cách VAT 2 tối thiểu 6 tháng (≥ 180 ngày).
  • VAT 4 : ở thai kỳ sau, cách VAT 3 tối thiểu 1 năm.
  • VAT 5 : ở thai kỳ sau, cách VAT 4 tối thiểu 1 năm.
  • Tiêm phòng VAT 2 mũi cho những thai phụ chưa tiêm ngừa lần nào hoặc từ bé có tiêm chủng bạch hầu, ho gà, uốn ván).
  • Với những phụ nữ đã tiêm đủ 5 mũi VAT, nếu mũi tiêm cuối cùng > 10 năm, thì cần nhắc lại 1 mũi.

2. Khám thai 03 tháng giữa (từ 14 – 28 tuần)

  1. Theo dõi phát triển thai: tăng cân mẹ, chiều cao tử cung, cân nặng thai /siêu âm
  2. Phát hiện những bất thường: nhau tiền đạo, tiền sản giật, dị tật bẩm sinh, đa ối
  3. Khám tiền sản / thai kì nguy cơ cao và / hoặc siêu âm phát hiện bất thường.
  4. Phát hiện các bất thường của mẹ
  • Hở eo tử cung
  • Rối loạn tăng huyết áp thai kỳ / tiền sản giật
  • Dọa sẩy thai to / dọa sanh
  1. Hướng dẫn: dinh dưỡng, vệ sinh, sinh hoạt, tái khám và chích ngừa uốn ván
  2. Hướng dẫn sản phụ tham dự lớp “Chăm sóc sức khỏe bà mẹ”.

Cận lâm sàng:

  1. Test dung nạp đường / 24 – 28 tuần:

Chỉ định: béo phì, tăng cân nhanh, tiền sử gia đình trực hệ đái tháo đường, sinh con to, thai dị tật hoặc thai lưu không rõ nguyên nhân, đường niệu (+), và đường huyết lúc đói > 105mg/dL.

  1. Triple test : 14 – 21 tuần / chưa thực hiện sàng lọc trong 3 tháng đầu
  2. Tổng phân tích nước tiểu / Dipstick: mỗi lần khám.
  3. Siêu âm: Siêu âm hình thái học (2D hoặc 3D / 4D) tối thiểu 1 lần / 18 – 23 tuần 6 ngày (tốt nhất 22 tuần): chủ yếu để phát hiện dị tật bẩm sinh

3. Khám thai 03 tháng cuối (từ 29 → 40 tuần)

  1. Như khám 3 tháng giữa thai kỳ; từ tuần 36 trở đi cần xác định thêm :
  • Ngôi
  • Ước lượng cân nặng
  • Khung chậu (con so).
  • Tiên lượng sinh thường hay sinh khó.
  1. Hướng dẫn sản phụ
  • Đếm cử động

* Hướng dẫn cách nhận biết những triệu chứng bất thường:

  • Ra huyết âm đạo.
  • Ra nước ối.
  • Đau bụng từng cơn.
  • Phù / tăng cân nhanh quá mức (> 2kg / 1 tuần), nhức đầu, chóng mặt.
  • Sốt kéo dài
  • Vàng da bất thường,
  1. Phân loại thai kỳ nguy cơ cao.

Cận lâm sàng:

  1. Tổng phân tích nước tiểu (mỗi lần khám)
  2. Siêu âm
  • SÂ ít nhất 1 lần / 32 tuần: ngôi thai, lượng ối, vị trí nhau, phát triển thai nhi. Có thể lập lại mỗi 4 tuần (nếu cần).
  • Doppler màu / velocemetry (thai ³ 28 tuần) / nghi thai chậm tăng trưởng, mẹ tăng cân không đạt, mẹ tăng huyết áp, các số đo sinh học thai nhi không tăng sau 2 tuần, … có thể lặp lại sau mỗi 2 tuần.
  1. Non stress test / có chỉ định.
  2. Quang kích chậu / nghi ngờ giới hạn hoặc hẹp (con so) .
  3. MRI / nghi nhau cài răng lược.

Một số lưu ý chung

  1. Sau mỗi lần khám đều phải có chẩn đoán rõ ràng.
  2. Có thể siêu âm nhiều lần hơn nếu cần.
  3. Những xét nghiệm chuyên biệt được chỉ định theo y lệnh bác sĩ: Bệnh tim, bệnh thận, tuyến giáp …
  4. Khâu hở eo tử cung từ 14 đến 18 tuần: có hướng dẫn thật kỹ: triệu trứng bất thường và phải nhập viện lúc 37 tuần
  5. Hội chẩn khoa / có U buồng trứng: tuần tuổi thai, doppler màu, xét nghiệm AFP, bhCG và CA 125

Tài liệu tham khảo

Bệnh viện Từ Dũ Phác đồ điều trị sản phụ khoa năm 2012, trang 2-4

 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here