HỘI CHỨNG TIỀN SẢN GIẬT – SẢN GIẬT TRONG THAI KỲ

0
352
  1. Là bệnh lý thường gặp sau tuần lễ thứ 20 của thai kỳ:

 Biến chứng nặng của tiền sản giật là sản giật, bệnh có thể gây xuất huyết não, suy gan suy thận, hôn mê, phù phổi, suy tim, tử vong mẹ, con sanh thường non tháng, suy dinh dưỡng nặng có bé không nuôi được.

  1. Bạn nào dễ bị tiền sản giật – sản giật :

–  Con so dưới 20 tuổi hoặc trên 40 tuổi, tuy nhiên bệnh vẫn xuất hiện ở lứa tuổi khác.

–  Người mang nhiều thai.

–  Mẹ béo phì, tiểu đường, bệnh lý thận, cao huyết áp, nhược giáp.

–  Mẹ có tiền căn tiền sản giật.

–  Mẹ dinh dưỡng kém, tiền căn thai lưu, thai kém phát triển.

–  Mẹ bị stress.

  1. Những dấu hiệu nào giúp bạn nhận biết tiền sản giật – sản giật:

– Phù nhanh, lên cân nhanh > 1 kg/tuần.

– Nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, đau vùng gan thượng vị, cảm giác mệt nặng ngực.

– Nếu bạn có huyết áp đo lớn hoặc bằng 130/80 mmHg.

– Khi diễn biến nặng gây co giật.

  1. Làm thế nào để các bạn dự phòng TSG- SG lúc mang thai:

 – Bạn phải theo dõi khám thai đầy đủ theo lịch và khi có bất thường, Bác sĩ sẽ chích hỗ trợ phổi cho những bệnh nhân có nguy cơ

– Tránh stress.

– Hạn chế có con quá sớm hoặc quá muộn.

– Trong quá trình mang thai chú ý các dấu hiệu bệnh để báo Bác sĩ theo khám phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

  1. Khi bị tiền sản giật – sản giật thì Bác sĩ xử trí ra sao:

 Tiền sản giật là bệnh lý nặng có nguy cơ tử vong cả mẹ và con, và bệnh cần có chế độ điều trị nghiêm ngặt, bệnh có nhiều mức độ:

   –  Mức độ nhẹ: huyết áp lớn hoặc bằng 130/80 mmHg, không nhức đầu, không phù, đạm niệu ít, thường bệnh viện cho về khám thai mỗi 3 ngày. Nếu có dấu hiệu nặng sẽ cho nhập viện.

   –  Nhập viện khi huyết áp lớn hoặc bằng 140/90 mmHg, phù, đạm niệu nhiều (++) hoặc có dấu hiệu nhức đầu, nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, mệt …

   –  Khi xảy ra sản giật bạn nên làm gì?

     + Gọi ngay cấp cứu bệnh viện.

     +  Dùng vật cứng như muỗng đặt vào miệng bệnh nhân, đặt trên lưỡi để bệnh nhân không cắn lưỡi.

     +  Để bệnh nhân nằm vị trí đầu nghiêng 1 bên, tránh bị tụt lưỡi và đàm nhớt chảy ngược vào đường thở gây tắc đường thở của bệnh nhân.

     +  Nếu có oxy thì cho bệnh nhân thở 3 lít/1 phút.

     + Không cho bệnh nhân uống nước lúc hôn mê hoặc cạo gió, bệnh nhân co giật không đưa tay vào miệng vì bệnh nhân sẽ cắn.

    +  Chuyển bệnh nhân đến trung tâm y tế gần nhất.

  1. Khi nào Bác sĩ lấy thai ra:

    + Bệnh nhân được hỗ trợ phổi lúc 28- 30 tuần thai.

    + Tiền sản giật nhẹ Bác sĩ lấy thai ra lúc 37 tuần.

    + Nếu tiền sản giật nặng:

      ** Thai >= 34 tuần: Bác sĩ lấy thai ra.

      ** Thai < 34 tuần: Điều trị mong đợi chờ đủ liều hỗ trợ phổi, nếu không kiểm soát được huyết áp hoặc các xét nghiệm xấu đi thì phải lấy thai ra bất kỳ tuổi thai nào.

     **  Nếu là sản giật thì phải lấy thai ra ngay trong vòng 24h.

     ** Tiền sản giật không phải là chỉ định để mổ, nên sẽ cố gắng cho sanh đường dưới.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here