HỞ VAN ĐỘNG MẠCH CHỦ – PGS.TS. Cao Trường Sinh

0
641

HỞ VAN ĐỘNG MẠCH CHỦ                     

                                                           PGS.TS. Cao Trường Sinh

  1. Đại cương

     Hở van động mạch chủ là tình trạng van động mạch chủ (ĐMC) đóng không

kín cho nên có dòng máu chảy ngược từ động mạch chủ về thất trái trong thời kỳ tâm trương. Hở van động mạch chủ có thể chia thành 2 loại mạn tính và cấp tính. Hở van động mạch chủ mạn tính do bờ của lá van bị dày lên và cuộn lại làm cho van đống không kín, do giãn vòng van gốc động mạch chủ hoặc cả hai. Hở van động mạch chủ có cấp thường do chấn thương ngực, viêm nội tâm mạc, tách thành động mạch chủ gây thủng, sa lá van hoặc giãn cấp tính vòng van và thường là phải mổ cấp cứu.

  1. Nguyên nhân

– Do thấp tim

– Giang mai: lan ra mép van

– Do viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn gây thủng lá van

– Tách thành động mạch chủ

– Bẩm sinh: Hội chứng Marfan

– Viêm cột sống dính khớp

– Chấn thương

– Giãn vòng van động mạch chủ

  1. Sinh lý bệnh

         Bình thường van động mạch chủ có ba lá van hình tổ chim gọi là van tổ chim. Trong thì tâm trương van động mạch chủ đóng kín lại làm cho máu không chảy ngược về thất trái được. Khi van động mạch chủ đóng không kín hay hở mãn tính làm cho dòng máu chảy ngược từ động mạch chủ về thất trái trong thì tâm trương gây phì đại thất trái, giãn và tăng thể tích thất trái cuối tâm trương làm tăng thể tích nhát bóp, dần dần sẽ gây suy tim trái.

Trong trường hợp hở van động mạch chủ cấp tính thể tích cuối tâm trương thất trái tăng nhanh, trong khi cơ thất trái chưa thể phì đại để dung nạp, nên dễ dàng vượt qua áp lực nhĩ trái gây nên tình trạng phù phổi cấp.

                  Hình 18.1. Hình ảnh giải phẫu van động mạch chủ

  1. Triệu chứng

4.1. Lâm sàng:

4.1.1. Hoàn cảnh phát hiện: Phát hiện được hở van động mạch chủ khi khám sức khỏe, khi có tai biến của hở động mạch chủ.

4.1.2. Các dấu hiệu ở tim

          – Nhìn: mỏm tim đập mạnh.

          – Sờ: mỏm tim thấp hơn và đập mạnh vào lòng bàn tay và lan trên diện rộng

          – Nghe:

          + Nghe thấy tiếng thổi tâm trương liên sườn II phải và Erb -Botkin nghe như tiếng hít vào

          + Thổi tâm thu ở liên sờn 2 phải và ổ van Erb- Botkin do hẹp động mạch chủ tương đối

+ Tiếng clic mở van xích ma, rung Flint ở mỏm tim.

4.1.3. Các dấu hiệu ngoại biên

– Mặt tái nhợt

– Động mạch nẩy rõ nhất là vùng cổ gọi là vũ động mạch cảnh (Musset)

– Mạch nẩy cao chìm sâu (mạch Corrigan)

– Mạch mao mạch hay mạch Quincke: hiện tượng nhấp nháy của lưới mao mạch ở móng tay, môi

– Dấu hiệu Durozier:  động mạch đùi có tiếng thổi kép khi ép ống nghi vào

– Huyết áp tối đa tăng, huyết áp tối thiểu giảm

4.2. Cận lâm sàng

– X quang: tim đập mạnh, cung động mạch chủ phồng, cung thất trái phồng.

–  ECG: dày thất trái, trục trái, nhánh nội điện muộn.

–  Siêu âm tim

+ Doppler tim thấy dòng máu từ ĐMC về thất trái trong thì tâm trương.

+ Mức độ: hở chủ 1/4; 2/4; 3/4 và 4/4.

+ Siêu âm đánh giá được mức độ phì đại thất trái, nhĩ trái.

Dòng chảy rối từ ĐMC về thất trái

 

    Hình 18.2. Hình ảnh siêu âm tim Doppler hở động mạch chủ (YduocTinhHoa.com)

  1. Điều trị

5.1. Nội khoa

– Phòng thấp

– Đề phòng suy tim

– Thuốc giãn mạch để giảm dòng máu phụt ngược, cải thiện chức năng thất trái.

6.2. Ngoại khoa

– Thay van nhân tạo: van cơ học hoặc van sinh học.

– Chỉ định thay van nhân tạo:

+ Đã có biểu hiện của suy tim trái rõ

+ Cơn đau thắt ngực kéo dài

+ Tim to nhanh chóng theo dõi trên XQ

+ Hở động mạch chủ cấp

     – Thay van động mạch chủ qua da.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here