HUYẾT ÁP VÀ KHÁM TẦM SOÁT BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP

0
1760

1. Khái niệm huyết áp: Huýêt áp là áp lực của máu tác động lên thành động mạch.
Huyết áp là áp lực của máu tác động lên thành động mạch để đưa máu từ tim đến nuôi dưỡng các mô trong cơ thể. Huyết áp được tạo ra do lực co bóp của cơ tim và
sức cản của thành động mạch.
Huyết áp được đo bằng đơn vị mi-li-mét thủy ngân (mmHg), được xác định bằng hai chỉ số là Huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương, thường được viết dưới dạng một tỷ số, ví dụ: 120/80 mmHg, 115/75 mmHg….
Huyết áp là áp lực cần thiết tác động lên thành của động mạch để đưa máu từ tim
đến nuôi dưỡng các mô trong cơ thể.
1.1. Huyết áp tâm thu: Huyết áp tâm thu hay còn gọi là huyết áp tối đa, đây là
mức huyết áp cao nhất trong trong mạch máu. Huyết áp tâm thu là áp lực của máu
lên động mạch khi tim co (tim ở trạng thái co bóp). Biểu thị là chỉ số lớn hơn hay
chỉ số ở trên trong kết quả đo huyết áp. Huyết áp tâm thu thường thay đổi tùy theo
độ tuổi, thường từ 90 đến dưới140 mmHg là bình thường.

1.2. Huyết áp tâm trương: Hay còn gọi là huyết áp tối thiểu, đây là mức huyết áp
thấp nhất trong lòng mạch máu xảy ra giữa các lần tim co bóp. Huyết áp tâm
trương là áp lực máu lên thành động mạch khi tim giãn ra (cơ tim được thả lỏng).
Biểu thị là chỉ số nhỏ hơn hay chỉ số ở dưới trong kết quả đo huyết áp. Huyết áp
tâm trương dao động trong khoảng từ 50 đến 90 mmHg là bình thường.
Đối với người bình thường, huyết áp vào ban ngày thường cao hơn ban đêm. Huyết áp có xu hướng hạ xuống thấp nhất vào khoảng từ 1 – 3 giờ sáng, thời gian con người ngủ say nhất và huyết áp sẽ tăng cao nhất vào khoảng 8 – 10 giờ sáng. Đặc biệt, khi vận động thể lực gắng sức, căng thẳng thần kinh hoặc khi trải qua các xúc động mạnh đều có thể làm cho huyết áp tăng lên. Ngược lại, khi cơ thể nghỉ ngơi, thư giãn, huyết áp có thể sẽ hạ xuống.
Nhiệt độ lạnh gây co mạch hoặc một số thuốc co mạch, thuốc tác động lên lực co bóp cơ tim, ăn mặn… có thể làm huyết áp tăng lên. Ở môi trường nhiệt độ nóng, cơ thể ra nhiều mồ hôi, tiêu chảy mất nước hoặc dùng thuốc giãn mạch… có thể gây hạ huyết áp.

2. Chỉ số huyết áp bình thường là bao nhiêu? Theo phân độ tăng huyết áp, huyết
áp bình thường tối ưu ở người trưởng thành được xác định là có huyết áp tâm thu
nhỏ hơn 120 mmHg và huyết áp tâm trương nhỏ hơn 80 mmHg. Nói cách khác, chỉ
số huyết áp nhỏ hơn 120/80 mmHg là huyết áp tối ưu. Tuy nhiên, theo WHO trạng thái có lợi nhất cho tim mạch đó là mức huyết áp tâm thu thấp hơn 105 mmHg và mức huyết áp tâm trương thấp hơn 60 mmHg.
Huyết áp bình thường được xác định khi huyết áp tâm thu nhỏ hơn 130 mmHg và
huyết áp tâm trương nhỏ hơn 85mmHg.

3. Chỉ số huyết áp cao là bao nhiêu? Tăng huyết áp được xác định là khi chỉ số huyết áp tâm thu từ 140 mmHg trở lên và/hoặc huyết áp tâm trương từ 90 mmHg trở lên.
Tăng huyết áp là nguyên nhân hàng đầu gây tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, suy tim, suy thận… hậu quả khiến người bệnh bị liệt, tàn phế hoặc mất sức lao động. Các bệnh tim mạch liên quan đến tăng huyết áp đang là nguyên nhân tử vong số một tại Việt Nam, chiếm đến 33% tổng số ca tử vong trên toàn quốc.

Có thể là hình ảnh về trái tim và văn bản
4. Bảng phân độ tăng huyết áp
Huyết áp tăng cao thường có những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng, để xác định bệnh tăng huyết áp phải dựa vào các chỉ số huyết áp.
Bình thường chỉ số huyết áp tâm thu từ 90 đến dưới140 mmHg, huyết áp tâm trương từ 60 đến 90 mmHg là huyết áp bình thường
– Tăng huyết áp độ 1: Huyết áp tâm thu 140 – 159 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương 90 – 99 mmHg.
– Tăng huyết áp độ 2: Huyết áp tâm thu 160 – 179 mmHg và/hoặc huyết áp tâm
trương 100 – 109 mmHg.
– Tăng huyết áp độ 3: Huyết áp tâm thu ≥ 180 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương≥ 110 mmHg.
Huyết áp tăng cao thường vì hai lý do chính:
– Lượng máu quá cao

– Mạch máu quá hẹp.
Huyết áp cao hay thấp đều ảnh hưởng tới sức khoẻ cơ thể, nên chúng ta thường xuyên kiểm tra huyết áp để được chẩn đoán sớm các bệnh lý huyết áp. Tầm soát sớm bệnh tăng huyết áp và các bệnh liên quan để kịp thời điều trị bệnh.
Một số biện pháp phòng bệnh huyết áp bằng cách ăn uống lành mạnh, hạn chế bia,rượu.., ăn chế độ giảm cân, hạn chế ăn mặn và tập thể dục nhẹ nhàng… Tuy nhiên,đa phần người bệnh cần chữa cao huyết áp bằng thuốc, và có thể sẽ cần thuốc điều trị cao huyết áp cả đời.
Định kỳ, Bạn nên đi khám sức khoẻ tổng quát, sàng lọc tầm soát huyết áp để phát hiện bệnh tăng huyết áp và điều trị kịp thời và phòng bệnh tốt nhất.
Khi lựa chọn khám tại Bệnh viện Đại học Y khoa Vinh, bạn được:
-Được khám, tư vấn bởi Giáo sư Tim mạch hoặc Bác sĩ chuyên khoa Nội Tim Mạch.
– Được thực hiện một số xét nghiệm đánh giá chức năng các cơ quan (xét nghiệm sinh hoá máu, gồm: Đường máu, mỡ máu, chức năng gan, thận…). Nếu người
bệnh có HBYT được hưởng theo quy định.
Tuy nhiên, nếu bạn lựa chọn gói khám sức khoẻ tổng quát, khám sàng lọc bệnh huyết áp, tùy vào gói cơ bản hay nâng cao bạn được thực hiện các kỹ thuật khác
nhau.
Nếu bạn bị bệnh tăng huyết áp, bạn được khám và cấp thuốc miễn phí hàng tháng (nếu có thẻ BHYT) tại Bệnh viện Đại học Y khoa Vinh.
Địa chỉ liên hệ: Bệnh viện Trường Đại học Y khoa Vinh, số 161 B, đường
Nguyễn Phong Sắc (đối diện Bệnh viện Ba Lan cũ), phường Hưng Dũng, TP Vinh, Nghệ An; Điện thoại: 0238 (3)848852

BS. Phạm Văn Minh

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here