LỌC MÁU CẤP CỨU THÀNH CÔNG BỆNH NHI 7 TUỔI!

0
277

     Ngày 01/08/2023, khoa Hồi sức cấp cứu – Thận nhân tạo bệnh viện Trường Đại học Y khoa Vinh tiếp nhận bệnh Nhi Lê Thị Hải Y. 7 tuổi (xã Nghĩa Phúc – Tân Kỳ -Nghệ An) được chuyển từ Bệnh viện Sản – Nhi Nghệ An
      Bệnh nhi vào viện trong tình trạng: khó thở, tần số thở 45ck/phút, tím môi và đầu chi, SpO2 còn 80%, nghe phổi: Rale ẩm 2 phế trường. Phù toàn thân, tri giác giảm (tăng ure máu 73mmol/l); nôn liên tục, nhịp tim nhanh, nhỏ, không đều tần số 167ck/ph, huyết áp khó đo. Chẩn đoán: Suy hô hấp cấp/phù phổi cấp/Hội chứng tăng urê máu/Tăng kali máu/Quá tải dịch/Suy thận/Hở van 2 lá.
     Kíp cấp cứu khẩn trương đặt catheter tĩnh mạch trung tâm, hồi sức tích cực và lọc máu cấp cứu. Sau 3 giờ, bệnh nhi thoát khỏi tình trạng nguy kịch. Hiện tại, bệnh nhi tỉnh, dậy chơi và đi lại được, không còn khó thở, tự thở, nhịp thở đều, ăn uống được, không còn nôn, nhịp tim, huyết áp ổn định.

       Khoa Hồi sức cấp cứu – Thận nhân tạo, bệnh viện Trường Đại học Y khoa Vinh triển khai kỹ thuật lọc máu chu kỳ (Thận nhân tạo) từ ngày 18 tháng 01 năm 2021. Mặc dù, một đơn vị mới gia nhập vào đại gia đình “Thận nhân tạo” để cùng chia sẻ, chung tay chăm sóc sức khỏe nhân dân của ngành Y tế tỉnh nhà, với thế mạnh lọc máu trong khoa Hồi sức cấp cứu nên người bệnh suy thận có các biến chứng nặng và nhiều bệnh nền kết hợp được xử trí tích cực, toàn diện và hiệu quả.
       Đặc biệt, khoa đã và đang điều trị “Bệnh nhi” suy thận lọc máu cấp cứu, lọc máu chu kỳ từ các bệnh viện tuyến trên chuyển về như: bệnh viện Nhi TW; bệnh viện TW Huế và bệnh viện Sản – Nhi Nghệ An, tạo điều kiện cho gia đình và bệnh Nhi được gần quê nhà khi phải lọc máu chu kỳ. Hiện tại, khoa đã và đang lọc máu cho bệnh Nhi: Trần Hưng P 11 tuổi (sinh năm 2011) ; Nguyễn Thảo Ng 9 tuổi (sinh năm 2013).

    Ở lứa tuổi cắp sách tới trường, nhưng thời gian các cháu ở bệnh viện nhiều hơn ở nhà, gặp bác sĩ nhiều hơn gặp bạn bè cùng trang lứa, nỗi buồn nhiều hơn tiếng cười vui. Các cháu cùng có những vết sẹo trên cánh tay, cùng mang màu da xám xịt và gián đoạn việc học hành…Sự chăm sóc, tận tình của các Bác sỹ, điều dưỡng của Khoa Hồi sức cấp cứu – Thận nhân tạo, sự quan tâm hỗ trợ của Bệnh viện và các nhà hảo tâm về tinh thần, vật chất đã phần nào động viên các cháu và gia đình trong quá trình điều trị tại bệnh viện Trường Đại học Y khoa Vinh./.

 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here