MÔ HÌNH BỆNH VIỆN THÔNG MINH – KHÔNG GIẤY TỜ

0
2595

Ngày nay, công tác ứng dụng công nghệ thông tin, số hóa dữ liệu trong bệnh viện đã được triển khai đến hầu hết tất cả các bệnh viện từ tuyến trung ương đến địa phương, trạm y tế xã, phường, góp phần cải cách thủ tục hành chính, giảm thời gian chờ đợi, xóa bỏ tình trạng lạm dụng bảo hiểm y tế và công khai minh bạch trong thanh toán viện phí. Từ đó, nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh của bệnh viện, thu hút bệnh nhân và tiết kiệm chi phí từ công tác quản lý hành chính và lưu trữ.

Định hướng của Bệnh viện trườn Đại học Y khoa Vinh là “một bệnh viện không giấy tờ” nhằm khai thác lợi thế của CNTT một cách triệt để vào việc quản lý khám chữa bệnh, chăm sóc người bệnh nhằm đưa bệnh viện lên một tầm cao mới sánh ngang với các bệnh viện lớn trong khu vực.

Cải cách thủ tục hành chính, tiết kiệm thời gian

Một người khi đi khám bệnh thường phải chuẩn bị các giấy tờ tùy thần, sổ khám bệnh, giấy tờ bảo hiểm y tế… rồi đến để xếp hàng, lấy số, chờ đến lượt khám rất lâu và mất thời gian.

Bệnh viện thông minh hiện thực hóa mục tiêu nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, tạo môi trường thuận lợi nhất cho người dân, hướng tới một mô hình bệnh viện “không giấy tờ” với tất cả thủ tục, quy trình đều được quy chuẩn, rút ngắn thời gian, tiết kiệm chi phí cho người bệnh. Theo đó, mô hình này có nhiều ưu điểm vượt trội, không dùng giấy tờ, sổ sách mà thông qua số hóa các quy trình: Người bệnh sử dụng thẻ thông minh nhanh chính xác; trang bị bệnh án điện tử truy cập được đầy đủ lý lịch khám, chữa bệnh của bệnh nhân để đưa ra hướng điều trị phù hợp…

Ứng dụng bệnh án điện tử vào công tác khám chữa bệnh

Trước đây, trong hệ thống thông tin y tế, công tác lưu trữ thông tin về bệnh nhân từ thời điểm làm thủ tục nhập viện đến khi xuất viện đều phải thực hiện trên giấy tờ, sổ sách. Việc này gây ra vô vàn những bất cập như lượng thông tin lưu trữ quá lớn, tìm kiếm khó khăn, đặc biệt là việc chia sẻ thông tin giữa các khoa trong bệnh viện hoặc giữa các bệnh viện với nhau còn hạn chế.

Đánh giá tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác khám chữa bệnh, Bộ Y Tế đã ra quyết định: “từ ngày 1/1/2018, sẽ triển khai đồng bộ ứng dụng bệnh án điện tử trong công tác quản lý tại các bệnh viện, phòng khám, trung tâm y tế trên cả nước”. Điều này giúp truy cập thông tin nhanh, hỗ trợ công tác chẩn đoán, thống kê và nghiên cứu khoa học của các chuyên khoa, giảm thiểu tài liệu lưu trữ hàng năm cho hệ thống bệnh viện, hỗ trợ tối đa các  bác sĩ trong việc nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe bệnh nhân.

Vì thế,  việc nghiên cứu và áp dụng chuẩn bệnh án điện tử quốc tế để chuẩn hóa bệnh án điện tử ở Bệnh viện trường Đại học Y khoa Vinh là hướng đi cần thiết và có ý nghĩa lớn trong việc nâng cao khả năng chăm sóc sức khỏe cho người dân và nâng cao khả năng tương tác, trao đổi thông tin, hòa nhập giữa các hệ thống thông tin của các bệnh viện trong nước và quốc tế.

Vậy bệnh án điện tử mang lại lợi ích gì?

Thứ nhất, bệnh án điện tử giúp bệnh nhân không phải lưu trữ tất cả loại giấy tờ bệnh án như: Kết quả chẩn đoán, kết quả xét nghiệm, danh mục thuốc… Bệnh nhân không phải lo lắng nếu làm mất kết quả xét nghiệm, không phải hoang mang khi đọc chữ viết của bác sĩ.

Thứ hai, bệnh nhân hoàn toàn dễ dàng so sánh từng chỉ số xét nghiệm, kết quả khám sức khỏe tổng quát định kỳ.

Đặc biệt, bệnh án điện tử đối với bác sĩ là lưu trữ thông tin bệnh nhân một cách chi tiết và có hệ thống. Điều này giúp bác sĩ đưa ra kết quả chẩn đoán và phương thức điều trị chính xác cũng như hạn chế việc chỉ định các xét nghiệm không cần thiết.

Một phép so sánh giữa giải pháp bệnh án điện tử so với phương pháp truyền thống để thấy rõ được áp dụng bệnh án điện tử và bệnh án truyền thống như:

  • Tính chính xác:

+Bệnh án điện tử: Chữ viết được đánh máy rõ ràng, dễ hiểu.

+Bệnh án giấy: Chữ viết tay khó đọc, dễ gây nhầm lẫn.

  • Tính tiết kiệm:

+Bệnh án điện tử: Tránh được các chỉ định cận lâm sàng (siêu âm, xét nghiệm…) trùng lặp. Đồng thời, giúp bác sĩ dễ dàng tìm lại hồ sơ bệnh án của bệnh nhân,  giảm thời gian thăm khám, hỗ trợ điều trị kịp thời.

+Bệnh án giấy: Gây mất thời gian và khó khăn trong việc tìm kiếm lại thông tin bệnh án cũ nên bác sĩ rất dễ cho các chỉ định lặp lại.

Đặc biệt, hỗ trợ xem trực tuyến:

+Bệnh án điện tử: Các bác sĩ và bệnh nhân có thể truy cập hồ sơ bệnh án từ bất kỳ nơi nào trên thế giới chỉ cần có đường truyền internet.

+Bệnh án giấy: Chỉ xem được trực tiếp trên giấy và chỉ được xem bởi bác sĩ và không đảm bảo tính công khai minh bạch.

PGS.TS.BSCKII Cao Trường Sinh, giám đốc bệnh viện trường Đại học Y khoa Vinh khẳng định: “Trong giai đoạn kế tiếp, bệnh viện chú trọng phát triển CNTT, ưu tiên nâng cấp về chất lượng, đầu tư về trang thiết bị phục vụ công tác khám chữa bệnh, hướng đến hình mẫu bệnh viện không giấy tờ trong tương lai.”

Nguồn ảnh: Internet

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here