- ĐẠI CƯƠNG:
- Sỏi đường mật là bệnh lý thường gặp.
- Sỏi đường mật ở Việt Nam và Châu Á có liên quan đến nhiễm trùng và ký sinh trùng nên thường là sỏi sắc tố.
- Yếu tố thuận lợi
- Sỏi túi mật: Nữ, độ tuổi 40, béo phì và sinh đẻ nhiều.
- Sỏi đường mật chính: Nữ, tuổi từ 40-60, đời sống kinh tế thấp, chế độ ăn thiếu đạm và vệ sinh kém.
- Viêm túi mật cấp do sỏi: Đau hạ sườn phải kèm sốt nhẹ, ấn chẩn đau điểm túi mật, dấu Murphy (+), có thể sờ chạm túi mật căng, to. Tuy nhiên, khoảng 80% sỏi túi mật không có triệu chứng.
- Sỏi ống mật chủ: Tam chứng Charcot gồm đau vùng hạ sườn phải, sốt, vàng da. Ấn chẩn đau vùng tam giác Chauffard-Rivet, đôi khi có đề kháng thành bụng.
- Sỏi đường mật trong gan: Triệu chứng không rõ rệt, đôi khi chỉ có sốt.
- Xét nghiệm máu:
- Công thức máu có bạch cầu tăng, chủ yếu là đa nhân trung tính và định lượng CRP tăng.
- Bilirubin máu tăng trong sỏi đường mật chính gây tắc mật với bilirubin trực tiếp > bilirubin gián tiếp.
- Siêu âm bụng: giúp xác định vị trí, kích thước và số lượng sỏi kèm hình ảnh dãn đường mật.
- CT Scanner bụng:
- Chỉ định khi siêu âm gặp khó khăn như bệnh nhân mập, có nhiều hơi trong ruột.
- Thấy hình dạng, kích thước chính xác sỏi và đường mật trong và ngoài
- Chẩn đoán phân biệt:
- Viêm
- Hẹp đường mật.
- Ung thư đường mật.
- Ung thư đầu tụy.
III. ĐIỀU TRỊ:
- Điều trị nội khoa trước mổ:
- Bù dịch và điện giải.
- Kháng sinh phổ rộng: Céphalosporine thế hệ thứ 3 hoặc 4 + nhóm Quinolone hoặc Aminoside ± nhóm Imidazole.
- Giảm đau, hạ sốt (Paracétamol), chống co thắt (Spasfon, Nospa®…).
- Vitamine K1 cải thiện chức năng đông cầm máu.
- Phẫu thuật nội soi cắt túi mật hiện nay là tiêu chuẩn vàng trong điều trị sỏi túi mật. Phẫu thuật hở chỉ dùng khi có chống chỉ định phẫu thuật nội soi.
- Chỉ định phẫu thuật khi sỏi túi mật có triệu chứng (phẫu thuật chương trình) hoặc viêm mủ túi mật, viêm hoại tử túi mật (phẫu thuật cấp cứu).
- Phẫu thuật mở túi mật lấy sỏi kèm dẫn lưu túi mật chỉ áp dụng khi bệnh nhân quá yếu không đủ sức chịu đựng phẫu thuật cắt túi mật cấp cứu.
- Nguyên tắc phẫu thuật: Tốt nhất là phẫu thuật trong tình trạng bệnh nhân ổn định. Khi có chỉ định mổ cấp cứu cần hồi sức tốt bệnh nhân trước mổ để giảm biến chứng và tử vong.
- Mục đích phẫu thuật: Lấy hết sỏi phát hiện được và đảm bảo thông thương đường mật.
- Các phương pháp phẫu thuật:
- Mở ống mật chủ lấy sỏi + dẫn lưu
- Cắt túi mật đi kèm khi túi mật bị hoại tử hoặc có sỏi.
- Phẫu thuật nối mật-ruột khi có hẹp đoạn dưới ống mật chủ. Nối mật-ruột kiểu mật-ruột-da khi sỏi đường mật tái phát nhiều lần hoặc nhiều sỏi trong gan không lấy hết qua một lần mổ.
- THEO DÕI VÀ TÁI KHÁM:
- Theo dõi các biến chứng sau mổ: nhiễm trùng, chảy máu, hội chứng tắc mật, rò mật, tắc ruột…
- Ống dẫn lưu Kehr:
- Theo dõi lượng dịch, màu sắc.
- Bơm rửa đường mật khi dịch mật có nhiều cặn, mủ.
- Rút ống dẫn lưu Kehr khi chụp đường mật cản quang không còn sỏi sót và sau mổ 14 ngày. Trước khi rút ống Kehr nên kẹp thử
- ống Kehr, nếu bệnh nhân có đau tức thì phải tháo kẹp, sau đó kẹp lại, có thể làm nhiều lần để bệnh nhân thích ứng dần.
- Nếu còn sỏi sót thì nên lưu ống Kehr lại để tán sỏi qua đường hầm
- Tái khám sau xuất viện 1 tuần đánh giá lại tình trạng dinh dưỡng, vết mổ và các biến chứng.