Phác đồ điều trị Bướu giáp

0
2980

BƯỚU GIÁP

BSCK1. Nguyễn Viết Tuấn

Bướu cổ đơn thuần là tình trạng tuyến giáp tăng về thể tích, lan toả hay khu trú, không kèm theo tăng hay giảm chức năng tuyến giáp, không viêm cấp ; bán cấp ; mạn tính hoặc ác tính. 1. Chẩn đoán : Dựa vào triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm sau : 1.1. Lâm sàng :

  1. Phân loại bướu c theo WHO:

Độ 1 : – 1a. Sờ thấy, không nhìn thấy bướu cổ ở tư thế bình thường

– 1b. Sờ thấy, nhìn thấy ở tư thế ngửa cổ.

Độ 2 : Sờ thấy, nhìn thấy bướu cổ ở tư thế bình thường.

Độ 3 : Bướu rất to Triệu chứng lâm sàng tuỳ theo độ to của bướu, bướu cổ to có thể gây – khó thở ; khó nuốt. Bướu cổ đơn thuần thường to vừa, lan toả, mềm, đôi khi có thể có nhân. – Không có biểu hiện suy hay cường giáp trạng : chiều cao, cânnặng, – mạch, huyết áp, tinh thần bình thường. Không có biểu hiện viêm cấp ; bán cấp ; mạn tính hoặc ung th ư tuyến – giáp.

II Cận lâm sàng:

. Xét nghiệm : T3 – T4 : Bình thường (T3 = 1 – 3 nmol/l, T4 = 50 – 150nmol/lít). – TSH : Bình thường (1 – 6 mUI/ml). –

.Chẩn đoán hình ảnh : Siêu âm tuyến giáp thấy kích thước – tuyến giáp to hơn bình thường, phát hiện các nhân hoặc nang tuyến giáp

. Điện tâm đồ bình thường.

III. Điều tr :

  • Nội khoa : ăn muối iốt : Bướu cổ nhỏ (độ 1a) chỉ cần ăn muối iốt trong 3 tháng nếu bướu cổ to lên sẽ dùng hocmon tuyến giáp để điều trị. Dùng hocmon giáp trạng (T4) cho bệnh nhân có bướu cổ từ độ 1b trở lên. Hocmon giáp trạng (T4) : (Levo Thyroxin ; Thyrax, Berthyrox) : 50 – 100 mg/ngày, thời gian điều trị từ 6 tháng đến 2 năm. Ngừng thuốc khi bướu cổ nhỏ lại.
  • Ngoại khoa Chỉ định điều trị ngoại khoa trong các trường hợp sau : Bướu cổ to gây chèn ép. – Bướu nhân – Bướu to độ 3 – Sau 2 năm điều trị bướu cổ to lên.
  • Ch đnh ngoi khoa ca các bnh lý tuyến giáp thường là giai đoạn nối tiếp điều trị sau khi điều trị nội khoa thất bại.

Các chỉ định ngoại khoa cụ thể :

Bướu giáp thể nhân nhu mô cần cắt bỏ sớm vì dễ bị ung thư hóa.

Bướu giáp thể nang lớn nhanh, hoặc bướu giáp thòng trung thất gây chèn ép các cơ quan trong trung thất.

Các u độc tuyến giáp.

Ung thư tuyến giáp giai đoạn đầu. Basedow đã ổn định.

Basedow chưa ổn định nhưng có những cơn độc giáp trạng. Vì lý do thẩm mỹ.

  1. Phương pháp phẫu thuật:

Cắt bỏ toàn bộ nhân hoặcnang bướu lành tính tới tổ chức tuyến giáp lành.

Cắt giảm gần hoàn toàn tuyến giáp.

Cắt toàn bộ tuyến giáp, kèm nạo hạch cổ 2 bên nếu K tuyến giáp Trong phẫu thuật tuyến giápcần lưu ý :

Tránh cắt dây thần kinh quặt ngược. Tránh cắt nhầm tuyến cận giáp.

Tránh để lại quá nhiều tổ chức tuyến giáp. Những biến chứng có thể gặp sau mổ tuyến giáp:

Chảy máu

Khàn tiếng hay mất tiếng do cắt phải thần kinh quặt ngược. Hạ Calci huyết do cắt phải tuyến cận giáp.

Xẹp khí quản sau mổ Thiểu năng tuyến giáp. Cơn bão giáp sau mổ.

IV.CHĂM SÓC HẬU PHẪU:

  • Bù nước và điện giải trong thời gian bệnh nhân còn nhịn ăn uống, có thể cho uống sữa, soup sau 24h
  • Kháng sinh: Nên sử dụng kháng sinh dự phòng, hoặc dùng cephalosporin thế hệ 2,3 trong 48h rồi chuyển sang kháng sinh dạng uống
  • Giảm đau : sử dụng nhóm Paracetamol (dạng truyền), sau đó chuyển sang dạng uống.
  • Theo dỏi ống dẫn lưu ( nếu có) để xử trí kịp thời các trường hợp chảy máu sau mỗ
  • Cắt chỉ xuất viện vào ngày thứ 7

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here