CHẤN THƯƠNG NIỆU ĐẠO
BSCK1. Nguyễn Viết Tuấn
Chấn thương niệu đạo là 1 cấp cứu ngoại khoa phải được xử trí kịp thời để tránh các tai biến trước mắt: bí tiểu, viêm tấy vùng TSM và tránh các di chứng phức tạp về sau: viêm niệu đạo, hẹp niệu đạo
Giải phẫu niệu đạo được chia làm 2 phần: niệu đạo trước & niệu đạo sau
II/ CHẨN ĐOÁN
- LÂM SÀNG
- VỠ NIỆU ĐẠO TRƯỚC
BN té ngồi trên vật cứng, sau đó đau chói vùng TSM, đồng thời có ra máu ở niệu đạo
Sau chấn thương BN bị bí tiểu Khám thấy ra máu ở lổ sáo
Vùng TSM có mảng máu tụ hình cánh bướm (+/-): lan đến bìu, mặt trong đùi Ấn nhẹ vào điểm niệu đạo ở TSM: đau chói + máu ra ở niệu đạo
Cầu BQ (+/-)
Triệu chứng LS rất nghèo nàn và không điển hình BN bị chấn thương gãy cung trước của xương chậu Choáng. Bí tiểu
Cầu BQ (+/-)
Khám : máu chảy ra ở lổ sáo ít hay không có
Thăm TT: đau nhói ở TTL + khối máu tụ? Rách TT?
X quang khung chậu Siêu âm
- VỠ NIỆU ĐẠO TRƯỚC
- Niệu đạo vỡ không hoàn toàn:
Tiểu được (+/-) máu
Theo dõi: Kháng sinh + giảm đau
Ổn: kiểm tra 6 tháng/lần bằng cách nong NĐ bằng Benique 32 trở lên trong 2 năm
- Niệu đạo bị vỡ hoàn toàn Không nên đặt Sonde tiểu Mở BQ ra da.
Khi qua giai đoạn cấp cứu chụp UCR để phát hiện tổn thương niệu đạo. Tùy theo tổn thương mà có cách điều trị thích hợp
- Nhiễm trùng vùng TSM Hồi sức tích cực
Mở BQ ra da
Xẻ rộng TSM để dẫn lưu nước tiểu, máu tụ, mô hoại tử
- VỠ NIỆU ĐẠO SAU
- Vỡ niệu đạo sau không kèm các thương tổn khác ở phủ tạng Hồi sức tích cực
Mở BQ ra da
Chỉnh lại sự di lệch của xương chậu
Nếu ổ máu tụ xung quanh TTL chưa nhiễm trùng thì không cần can thiệp Nếu ổ máu tụ đã nhiễm trùng thì phải dẫn lưu ổ máu tụ thật tốt
- Vỡ niệu đạo sau có kèm theo tổn thương các tạng khác Vỡ niệu đạo + vỡ BQ + Vỡ trực tràng (+/-)Đứt cơ vòng HM Hồi sức chống choáng
Mở BQ ra da. Chỉnh lại sự di lệch của xương chậu Xử trí các thương tổn kèm theo
Trong giai đoạn cấp cứu thì không cần can thiệp vào niệu đạo
Khi BN đã qua giai đoạn cấp cứu chụp UCR để phát hiện thương tổn của niệu đạo để có hướng điều trị thích hợp