SỎI KẸT NIỆU ĐẠO
BSCK1. Nguyễn Viết Tuấn
- ĐẠI CƯƠNG:
1.1. Khái niệm
– Phần lớn sỏi niệu đạo là từ bàng quang và đường tiết niệu trên chạy xuống rồi kẹt lại ở niệu đạo.
– Sỏi niệu đạo thường gặp ở nam giới, các vị trí thường gặp: xoang tuyến tiền liệt, hố thuyền niệu đạo ..
1.2. Nguyên nhân
– Sỏi có thể hình thành tại niệu đạo do túi thừa ở gốc dương vật
– Do hẹp niệu đạo
- ĐÁNH GIÁ BỆNH NHÂN;
1.3. Bệnh sử
– Tiểu khó →Bí tiểu.
– Tiểu ngắt quãng.
– Tiểu máu.
1.4. Khám lâm sàng
– Tiểu khó, gắt , tiểu máu → Bí tiểu.
– Cầu bàng quang (+), đau tức hạ vị.
– Có thể nhìn hoặc sờ thấy viên sỏi ở miệng sáo hoặc niệu đạo dương vật.
– Dấu chạm sỏi (+) khi thăm khám bằng Beniqué.
1.5. Cận lâm sàng
– Huyết đồ, sinh hóa, CRP
– Tổng phân tích nước tiểu
– Cặn Addis
– Cấy nước tiểu
– Siêu âm bụng – hệ niệu
– Chụp XQ KUB, UIV, UCR, CT-Scanner
– Nội soi niệu đạo.
- CHẨN ĐOÁN
3.1 Chẩn đoán xác định
– Sờ thấy sỏi kẹt ở niệu đạo dương vật.
– Thăm khám bằng thông kim loại có thể có dấu hiệu chạm sỏi.
– Phát hiện sỏi cản quang ở niệu đạo trên các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh.
3.2 Chẩn đoán phân biệt
– Sỏi bàng quang.
– Bướu: tuyến tiền liệt, bàng quang.
– Dị vật niệu đạo, hẹp niệu đạo.
3.3 Chẩn đoán biến chứng : gặp trong BN đến muộn
- Biến chứng nhiễm trùng : xì dò niệu đạo, abces tầng sinh môn, hoại tử Fournier
* Lâm sàng : sốt cao lạnh run, sưng tấy vùng tầng sinh môn tiểu đục
* CLS : + BC máu tăng cao, CRP tăng
+ Hiện diện BC, HC trong nước tiểu.
+ Cấy nước tiểu (+)
+ Siêu âm, CT : abces tầng sinh môn.
- Suy thận
– Lâm sàng : thiệu niệu hoặc vô niệu, phù , mệt ,khó thở
– CLS : urê/máu , crê/máu, kali máu tăng.
- ĐIỀU TRỊ
4.1 Mục đích điều trị
– Lấy sạch sỏi.
– Giải quyết tình trạng nhiễm trùng.
– Hạn chế tối đa thương tổn niệu đạo (đề phòng hẹp niệu đạo muộn).
4.2 Nguyên tắc điều trị
– Lấy sạch sỏi bằng phương pháp ít xâm lấn.
– Điều trị nguyên nhân gây sỏi.
– Phòng ngừa hẹp niệu đạo muộn.
4.3 Điều trị cụ thể
– Nếu sỏi kẹt lại niệu đạo gây bí tiểu thì phải mổ cấp cứu
– Nếu sỏi ở hố thuyền : xẻ phía bụng lỗ sáo lấy sỏi trực tiếp.
– Sỏi từ gốc dương vật trở lên thì đẩy sỏi vào trong loàng bàng quang dưới áp lực nước , rồi tán sỏi trong bàng quang.
– Đối với sỏi hình thành do nguyên nhân tại chỗ ( hẹp, dò, dị vật,túi thừa ) cần
xử trí nguyên nhân và đồng thời lấy sỏi.
- THEO DÕI TÁI KHÁM
5 .1 Tiêu chuẩn nhập viện: sỏi niệu đạo cần nhập viện.
5.2 Theo dõi
– Diễn tiến của bệnh.
– Tình trạng đường tiểu dưới.
5 .3 Tiêu chuẩn xuất viện
– Giải quyết được tình trạng bế tắc do sỏi, nhiễm trùng.
– Cải thiện chức năng đi tiểu.
5.4 Tái khám
– Tái khám sau 01-04 tuần.
– Hướng dẫn phòng ngừa tái phát sỏi,hẹp niệu đạo.
- TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1/ Phẫu thuật ít Xm hại trong tiết niệu học – TĐHYD TPHCM – Nổ Xuất Bản Y Học 2006 2/ Bệnh học tiết niệu -hội tiết niệu thận học Việt Nam- nh xuất bản Y Học 2007 3/ Campbell Walsh Urology Ninth Edition. – Section XI- chapter 42 – 44,pp 291 -317 3/ European Association of Urology (EAU) – Guidelines 2013. Urolithiasis ,pp 985 -1083 5/ Smith’s General Urology 15th – 2007 chapter 17, pp 291 – 317