BSCK1. Nguyễn Viết Tuấn
- SƠ LƯỢC:
- Thoát vị bẹn ở trẻ em là dị tật bẩm sinh do sự tồn tại ống phúc tinh mạc đủ rộng để ruột, mạc nối lớn hoặc buồng trứng tụt xuống rồi lại tự lên được.
- Nếu các tạng này bị nghẹt lại không lên được thì gọi là thoát vị bẹn nghẹt.
- CHẨN ĐOÁN:
- Lâm sàng:
- Sờ thấy khối thoát vị bẹn bìu mềm hoặc căng, thấy cảm giác lọc sọc hơi của quai ruột,thấy mềm điều của mạc nối lớn, thấy cảm giác như 1 khối buồng trứng của trẻ gái,nếu trẻ nằm ngửa dùng ngón tay đẩy nhẹ thì toàn bộ khối này thuộc vào ổ bụng
- Đối với thoát vị bẹn nghẹt,khối thoát vị đẩy không lên được, trẻ đau, quấy khóc, có thể nôn, bụng chướng dần.
- Cận lâm sàng:
- Siêu âm: có thể xác định tình trạng thoát vị bẹn nghẹt
- X-quang: co thể thấy hình ảnh của tắc ruột.
- ĐIỀU TRỊ:
- Lâm sàng:
- Đối với thoát vị bẹn nghẹt:
Bồi hoàn nước và điện giải chống nhiễm trùng nhiễm độc. Xét nghiệm tiền phẩu
Nhịn ăn uống chờ phẩu thuật cấp cứu
- Đối với thoát vị bẹn không nghẹt:
Làm xét nghiệm tiền phẩu Lên lịch mổ chương trình
- Nguyên tắc phẩu thuật:Phẩu thuật nhầm giải phóng vòng thắt túi thoát vị,mở túi kiểm tra và xử lí thương tổn
- Xử trí: Thoát vị bẹn nghẹt:phẩu thuật cấp cứu
- Kỹ thuật mổ:
- Vô cảm: phẩu thuật được thực hiện dưới gây mê
- Rạch da: theo lằn nếp bụng thấp nhất khoảng 2-3cm trên và ngoài lồi củ xương mu
- Tìm và giải phóng làm thắt túi thoát vị
- Mở túi thoát vị:
- Nếu ruột bình thường không co dịch máu không có mùi hôi, đẩy ruột vào ổ bụng
- Nếu ruột bị tổn thương có dịch máu và có mùi hôi mở rộng phẩu trường, tìm và xử trí tổn thương (có thể đắp ấm, bảo tồn ruột hoặc cắt nối ruột). Sau đó cột cắt ống hút tinh mạc cắt lổ bẹn sâu bằng chỉ không tan
- Dẫn lưu nếu có dịch máu nhiều và dơ ổ bụng hoặc ở bìu bằng perose hoặc ống dẫn lưu.
- Tiến hành cầm máu khâu cân cơ chéo ngoài; khâu cân nông và các tổ chức dưới da,khâu trong da bằng catgut,cố định dẫn lưu, băng vết mổ.
- Thoát vị bẹn không nghẹt: phẩu thuật giống như thoát vị bẹn nghẹt.
- THEO DÕI VÀ TÁI KHÁM:
- Biến chứng:
- Chảy máu, nhiễm trùng vết mổ, cầm máu, kháng sinh, thay băng.
- Viêm phúc mạc do tổn thương ruột không hồi phục, phẩu thuật lại xử lý tổn thương.
- Tổn thương tinh hoàn: tinh hoàn bị thiếu máu nuôi do chèn ép có thể gây teo tinh hoàn về sau.
- Tái khám:
- Định kỳ 1-2 tuần, 1-2 tháng, 6 tháng.
- Tái khám đánh giá kết quả điều trị, theo dõi và xử lý biến chứng.
- Biến chứng: