BSCK1. Nguyễn Viết Tuấn
Thoát vị hoành bẩm sinh, tỷ lệ 1/2500 trẻ sinh sống, thường là thoát vị qua khe Bochdalek, bên trái (85%) và bên phải (10%). Một hoặc nhiều cơ quan trong ổ bụng như ruột, dạ dày, lách, gan chui lên lồng ngực chèn ép phổi, có thể kèm phổi giảm sản, tăng áp động mạch phổi gây suy hô hấp.
- CHẨN ĐOÁN:
- Khám lâm sàng:
- Dấu hiệu suy hô hấp: thở phanh, tím tái.
- Phổi: phế âm giảm một bên, tiếng ruột trong lòng ngực.
- Tim: mõm tim lệch phải.
- Bụng: lõm.
- Cận lâm sàng:
- Siêu âm ngực bụng: thấy hình ảnh các các tạng ổ bụng nằm trong lồng ngực.
- X-quang phổi: bóng hơi dạ dày hoặc ruột trong lồng ngực. Trung thất bị đẩy về bên đối diện.
- Chụp dạ dày cản quang: Thuốc cản quang trong dạ dày ruột nằm trong lồng ngực.
- Siêu âm tim: tim lệch phải,CTM, tiểu cầu, TS –
- SpO2, khí máu.
- ĐIỀU TRỊ:
- Hồi sức trước mổ:
- Nằm đầu cao 30’ và nghiêng bên thoát vị
- Nhịn ăn và đặt sonde dạ dày để giảm chèn ép phổi do căng dạ dày
- Giữ ấm
- Hổ trợ hô hấp
- Thở máy
- Truyền dịch, điều chỉnh rối loạn nước điện giải, toan kiềm, phát hiện và điều trị hạ đường huyết.
- Tiếp tục điều trị kháng sinh Cephalosporin thế hệ 3
- Phẩu thuật:
- Hồi sức trước mổ:
- Khám lâm sàng:
Mục đích:
- Đưa tạng thoát vị ở lồng ngực xuống bụng.
- Khâu kín khe thoát vị
- Tìm dị tật phối hợp: ruột xoay bất toàn. Phương pháp mổ hở:
- Đường mổ song song với bờ sườn, cách bờ sườn 2cm, hay đường giữa trên rốn.
- Đưa tạng thoát vị xuống bụng
- Cắt túi thoát vị nếu là có thể có túi.
- Khâu khép lại khe thoát vị băng Silk 2-
Xử trí ban đầu:
- Nằm đầu
- Hổ trợ hô hấp
- Sau mổ thoát vị hoành thường có tràn khí bên thoát vị và không cần dẫn lưu hay chọc hút khí
- Duy trì thân nhiệt
- Kháng sinh Cephalosporin thế hệ 3
- Kiểm tra khí máu sau một giờ và X-quang phổi 6 giờ sau mổ. Xử trí về sau:
- Hổ trợ hô hấp
- Thở áp lực dương liên tục qua NKQ để cai máy khi bệnh nhân tự thở
- Dinh dưỡng
- Nuôi âm tĩnh mạch trung bình 2-3 ngày.
- Sau đó nuôi ăn đường miệng hoặc qua sonde dạ dày.
- Tiếp tục kháng sinh từ 7-10 ngày.