Phác đồ điều trị Viêm ruột thừa

0
8162

VIÊM RUỘT THỪA

BSCK1. Nguyễn Viết Tuấn

  • ĐẠI CƯƠNG:

Là cấp cứu bụng ngoại khoa thường gặp nhất. Tuổi thường gặp là từ 10 đến 30 tuổi.

Chẩn đoán dễ ở thể điển hình, khó ở các thể ít gặp.

  1. CHẨN ĐOÁN:
    • Đau bụng khởi đầu ở thượng vị, quanh rốn hoặc ngay hố chậu phải, vài giờ sau khu trú hố chậu phải, đau âm ỉ tăng dần.
    • Rối loạn tiêu hóa như chán ăn, buồn nôn, đôi khi tiêu lỏng.
    • Ấn chẩn điểm Mac Burney đau.
    • Dấu Rovsing dương tính
    • Khi viêm ruột thừa vỡ mủ có cảm ứng phúc mạc khu trú hoặc toàn thể.
    • Dấu cơ thắt lưng-chậu dương tính nếu ruột thừa nằm sau manh tràng.
    • Hội chứng nhiễm trùng: sốt, môi khô lưỡi dơ, bạch cầu tăng nhất là đa nhân trung tính, CRP tăng.
    • Siêu âm bụng ruột thừa có hình bia tăng kích thước, mạc nối dày ở hố chậu phải, đôi khi có dịch ổ bụng nếu ruột thừa vỡ mủ hoặc khối echo hỗn hợp ở hố chậu phải nếu là abcès ruột thừa.
    • Scanner bụng có cản quang trong trường hợp khó chẩn đoán, phát hiện ruột thừa tăng kích thước, thâm nhiễm viêm quanh ruột thừa, khối abcès, đám quánh hay dịch ổ bụng.

III. ĐIỀU TRỊ:

  1. Điều tr trước mổ:
    • Cận lâm sàng tiền phẫu theo quy định bệnh viện (xét nghiệm tiền phẫu, đo điện tim, chụp X quang tim-phổi thẳng).
    • Bệnh nhân nhịn ăn uống, được truyền dịch : NaCl 0,9%, Lactated ringer hay Glucose 5%, 10% hay 30%.
    • Kháng sinh ± giảm đau (Paracétamol 1g) trong khi chờ mổ.
    • Điều chỉnh các rối loạn cận lâm sàng nếu có.
  2. Phẫu thuật nội soi hoặc phẫu thuật hở:
    • Viêm ruột thừa m chưa v: cắt ruột thừa.
    • Viêm ruột thừa hoại tử, viêm phúc mạc ruột thừa: Cắt ruột thừa ± dẫn lưu,
    • Abcès ruột thừa: Hút mủ, có thể cắt ruột thừa nếu tìm thấy, dẫn lưu.
    • Đám quánh ruột thừa: không có chỉ định phẫu thuật cấp cứu, hẹn phẫu thuật chương trình cắt ruột thừa sau 3 tháng.
    • Khi gốc ruột thừa hoại tử hay hoại tử lan rộng đáy manh tràng, tùy mức độ có thể khâu ngay hay mở manh tràng ra da hay cắt khối hồi-manh tràng.
    • Kháng sinh điều trị tốt nhất theo kháng sinh đồ, nếu chưa có kháng sinh đồ có thể dùng đơn lẻ hay phối hợp các kháng sinh tùy độ nặng của bệnh (Céphalosporine thế hệ thứ 3 hoặc 4 phối hợp với nhóm Imidazole và nhóm Aminoglycozide hoặc nhóm Quinolone).
  3. THEO DÕI VÀ TÁI KHÁM:
    • Tiếp tục truyền dịch khi bệnh nhân chưa ăn uống được, kháng sinh, giảm đau.
    • Cho bệnh nhân vận động sớm.
    • Cho bệnh nhân uống ít nước đường ngay hậu phẫu ngày 1, khi có trung tiện thì cho ăn từ lỏng đến đặc.
    • Rút ống dẫn lưu (nếu có) khi hết dịch dẫn lưu.
    • Cho bệnh nhân ra viện khi hết tình trạng nhiễm trùng, hệ tiêu hóa hoạt động bình thường, không đau bụng.
    • Tái khám sau 1 tuần.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here