Phác đồ điều trị Vỡ tử cung

0
1830

VỠ TỬ CUNG

BS. Nguyễn Thị Lê

  1. Đại cương
  • Vỡ tử cung là một trong 5 tai biến sản khoa, có thể xảy ra trong thời kỳ mang thai, nhưng thường gặp nhất là trong chuyển dạ.
  • Vỡ tử cung có triệu chứng điển hình là do vỡ tất cả các lớp của tử cung mà không phải do phẫu thuật , thường kèm chảy máu, có thể tống xuất một phần hoặc tất cả các phần thai vào ổ bụng.

2.  Chẩn đoán

  • Dọa vỡ tử cung trong chuyển dạ (Chỉ xảy ra trên tử cung không có sẹo mổ cũ)

Sản phụ đau bụng nhiều

– Cơn co tử cung dồn dập, mạnh

Vòng Bandl lên cao, tử cung có hình quả bầu.

– Dấu hiệu Frommel: hai dây chằng tròn bị kéo dài, căng như hai sợi dây đàn.

  • Tim thai có thể bình thường, không đều hoặc
  • Thăm âm đạo: ngôi bất thường, ngôi cao hoặc chưa lọt.
    • Vỡ tử cung trong chuyển dạ
  • Có dấu dọa vỡ, đột ngột đau nhói sau đó bớt đau nhưng tổng trạng xấu dần
  • Choáng: da xanh, niêm nhạt, mạch nhanh nhẹ khó bắt, tụt huyết áp, tay chân lạnh
  • Xuất huyết âm đạo
  • Nước tiểu có thể có màu đỏ

Nhìn bụng có thể biến dạng, lình phình

  • Sờ nắn bụng thấy có phản ứng thành bụng, đau nhói nơi vết mổ, sờ thấy phần thai ngay dưới da bụng
  • tim thai suy hoặc không nghe được tim thai
  • Khám âm đạo có thể không còn thấy ngôi thai, máu đỏ tươi theo găng.

3.    Điều trị

  • Dọa vỡ tử cung
  • Lập đường truyền TM : Natriclorua 0,9 % hoặc Ringer
  • Thông tiểu
  • Mổ lấy thai cấp cứu
    • Vỡ tử cung
  • Hồi sức tích cực
  • Mổ cấp cứu
  • Xử lý tử cung

+ Bảo tồn tử cung nếu tổng trạng cho phép, < 40 tuổi, < 2 con, nứt hoặc vết vỡ đơn giản, chưa có dấu hiệu nhiễm trùng.

+ Cắt tử cung toàn phần nếu choáng nặng, có nhiễm trùng, vết vỡ phức tạp, > 40 tuổi, số con ≥ 2.

Các vấn đề cần lưu ý

  • Hồi sức chống choáng thật tốt trước – trong – sau phẫu thuật.
  • Kháng sinh phổ rộng, liều cao trước và sau mổ.
  • Nếu bảo tồn tử cung

+ Phải cắt lọc trước khi khâu bảo tồn vết rách do sẹo mỗ cũ

+ Cố gắng phủ được phúc mạc tử cung

+ Cần triệt sản nếu bệnh nhân đủ con

  • Cẩn thận không làm tổn thương niệu quản 2 bên
  • Quan sát, phát hiện tổn thương ở các cơ quan lân cận để giải quyết kết hợp kịp thời
  • Cần theo dõi biến chứng viêm phúc mạc toàn thể hay khu trú trong thời kỳ hậu phẫu

Tài liệu tham khảo

  1. Bộ y tế – Hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản năm 2009, trang 100
  2. Bệnh viện Từ Dũ – Phác đồ điều trị sản phụ khoa năm 2012, trang 20-22
  3. Bộ y tế – Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh sản phụ khoa năm 2015, trang 99-102

 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here