Phác đồ Phẫu thuật nội soi viêm ruột thừa trẻ em

0
557

PHẪU THUẬT NỘI SOI VIÊM RUỘT THỪA TR EM

BSCK1. Nguyễn Viết Tuấn

  • ĐẶT VẤN ĐỀ:

Viêm ruột thừa là bệnh lý ngoại khoa rất thường gặp và chẩn đoán thường ít gặp khó khăn, nhưng đối với trẻ em, nhất là trẻ nhỏ việc chẩn đoán, theo dõi… đến khi mổ thường chậm trễ, đa số bị viêm phúc mạc. Có tác giả nghiên cứu tại Việt Nam gần đây, tỉ lệ viêm phúc mạc do ruột thừa trẻ em (từ 5-15 tuổi) chiếm 56,9%. Việc điều trị phẫu thuật (mổ mở) là việc làm thường xuyên, nhưng để lại các biến chứng do mổ mở (nhiễm trùng vết mổ, chậm đi lại sau mổ do đau, dính ruột…).

  1. CH ĐỊNH: Tất cả các trường hợp trẻ em (05-15) kg, > 20kg.
    • Viêm ruột thừa cấp
    • Viêm phúc mạc khu trú do viêm ruột thừa vở mủ.
    • Không có vết mổ cũ dưới rốn.

III. CHỐNG CH ĐỊNH:

  • Đám quánh ruột thừa.
  • Viêm phúc mạc quá muộn do ruột thừa vỡ mủ vì ruột chướng quá.
  • Bệnh nhân có bệnh lý hô hấp và tim mạch nặng không cho phép bơm khí ổ bụng.
  1. K THUẬT:

– Chuẩn bị bệnh nhân trước mổ:

+ Bệnh nhân được nhập viện để hoàn thành các xét nghiệm cần thiết và thăm khám liên khoa khi có khoa gây mê.

+ Nhịn ăn uống trước mổ.

+ Dùng kháng sinh dự phòng: Bệnh nhân được dùng kháng sinh trước mổ là loại Cefoxitin 2g 1g tiêm mạch trước mổ 15phút và 1g sau mổ 2-4 giờ.

  • Tư thế bệnh nhân khi mổ:

+ Bệnh nhân được nằm ngửa, thẳng, đầu thấp nghiêng trái, hai tay dang rộng quá 900.

+ Tất cả bệnh nhân đều được rửa da vùng mổ từ ngang mũi ức đến 1/3 trên đùi.

  • Phương pháp vô cảm: Mê nội khí quản.
  • Máy giúp thở với áp lực < 20 mmHg, tần số 15-25 lần/phút.
  • Theo dõi PetCO2 trước và sau khi bơm hơi ổ bụng, duy trì 35-45
  • Bơm hơi ổ bụng CO2 áp lực 11-14
  • Kẹp cắt mạc treo ruột thừa.
  • Buộc gốc ruột thừa bằng chỉ.
  • Khi ruột thừa đã vỡ gây viêm phúc mạc: rữa và hút sạch thất các khoang ổ bụng. Đặt dẫn lưu bụng.
  1. THEO DÕI SAU MỔ:
  • Đối với những trường hợp viêm ruột thừa cấp nên sử dụng kháng sinh dự phòng (trước mổ 30phút 1 liều, sau mổ 1 liều) hoặc các kháng sinh khác (cephalosorin thế hệ 2,3) trong thời gian ngắn rồi chuyển sang kháng sinh đường uống sau 2,3 ngày hậu phẫu.
  • Đối với những trường hợp ruột thừa hoại tử hoặc viêm phúc mạc sử dụng kháng sinh phổ rộng (cephalosorin thế hệ 2,3) liều 100-150 mg/kg chia làm 2 lần phối hợp với Metronidazol liều 20-30 mg/kg chia 2 lần.
  • Truyền dịch 12-24h sau mổ, dậy đi lại và trung tiện có thể ăn nhẹ và xuất viện 3-5 ngày.
  1. BIẾN CHỨNG SAU MỔ:
  • Chảy máu sau mổ.
  • Nhiễm trùng vết mổ.
  • Áp xe tồn lưu sau mổ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

  1. Bệnh viện Nhi Đồng 2 (2013), “Phẫu thuật nội soi trẻ em”, phác đồ điều trị ngoại nhi, NXB Y học, pp 26-28.
  2. Einar Arnbjornsson (2016), “Laparoscopic or Open Appendectomy for Pedoatric Appendicitis”, MOJ Surgery 3 (1).

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here