PHẪU THUẬT CHO TRẺ MẮC DỊ TẬT KHE HỞ MÔI PHỨC TẠP MÀ KHÔNG ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ TIỀN PHẪU THUẬT BẰNG HÀM NAM

0
14725

    BSCKII. Lê Xuân Thu

I. Một số hình ảnh trẻ được phẫu thuật khe hở môi bẩm sinh phức tạp mà không được điều trị tiền phẫu thuật bằng hàm NAM.

1. Nguyễn Phúc L.

2. Hoàng Nhật M., 03 tháng

3. Lê Hậu Ph., 06 tháng.

4. Lê Lê L.

5. Nguyễn Gia B.,04 tháng.

6. Trương Anh Đ., 7 tháng.

7. Kha Thị Khánh L.,02 tháng.

II. Nhận xét và bàn luận

Khe hở môi – vòm miệng (KHM – VM) là một dị tật bẩm sinh vùng hàm mặt thường gặp ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Trên thế giới, trong số trẻ mới sinh tỷ lệ mắc dao động từ 1/600 ­– 1/1000. Ở Việt Nam, tỷ lệ này khoảng 0,1 – 0,2%. Ước tính hàng năm, có khoảng 1500 – 3000 trẻ mới sinh mắc dị tật này.

Khi mắc dị tật khe hở môi – vòm miệng, trẻ bị ảnh hưởng lớn tới chức năng và thẩm mỹ. Trẻ ăn uống thường bị sặc, hay mắc các bệnh đường hô hấp, đặc biệt là rối loạn phát âm, ảnh hưởng lớn tới thẩm mỹ làm cho trẻ luôn mặc cảm, tự xa lánh khỏi cộng đồng.

Nguyên nhân gây ra dị tật này có thể do những yếu tố ngoại lai hay nội tại làm ngưng trệ quá trình hình thành môi và vòm miệng trong thời kỳ bào thai (theo Dimitrieva – 1964).

Để điều trị những ảnh hưởng do dị tật khe hở môi – vòm miệng gây ra, đòi hỏi phải áp dụng nhiều biện pháp (điều trị các bệnh về tiêu hoá, hô hấp, các bệnh tai mũi họng, luyện phát âm,…). Trong đó, phẫu thuật tạo hình môi – vòm miệng là biện pháp cơ bản nhất.

Quá trình điều trị và chăm sóc toàn diện cho trẻ bắt đầu từ khi trẻ sinh ra đến lúc trưởng thành, cần sự phối hợp của nhiều chuyên khoa bao gồm: Răng hàm mặt, Nhi khoa, Dinh dưỡng, Tai mũi họng,…cùng sự phối hợp chặt chẽ của người nhà bệnh nhi. Những điều trị trong giai đoạn sơ sinh góp phần tạo tiền đề cho các giai đoạn điều trị tiếp theo. Trong đó Nasoalveolar Molding (hàm NAM) là phương pháp điều trị tiền phẫu thuật (trước khi phẫu thuật) đối với những bệnh nhi có khe hở môi – vòm miệng bẩm sinh nhất là những trường hợp bị biến dạng phức tạp.

Điều trị tiền phẫu thuật theo phương pháp Nasoalveolar Molding (hàm NAM) giúp tạo lại hình dáng của cung hàm, mũi, môi trước khi phẫu thuật điều trị khe hở môi – vòm miệng. Phương pháp này giúp cho bác sỹ tiến hành phẫu thuật cho trẻ thuận lợi hơn. Tuy nhiên, khi tiến hành nắn chỉnh bằng hàm NAM phải cần có sự phối hợp chặt chẽ của gia đình. Trẻ cần được đưa đến cơ sở điều trị từ lúc sơ sinh, sau đó cứ 1 – 2 tuần đến lại theo hẹn để điều chỉnh khí cụ (hàm NAM) và để hoàn tất thường kéo dài 3 – 6 tháng. Như vậy, những trẻ mắc dị tật Khe hở môi – vòm miệng được điều trị bằng hàm NAM phải đạt khoảng từ 3 – 6 tháng tuổi thì mới thực hiện phẫu thuật.

Nhiều trẻ mắc dị tật khe hở môi – vòm miệng ở vùng sâu, vùng xa trung tâm, có nhiều hoàn cảnh khó khăn sẽ khó có điều kiện để được điều trị tiền phẫu thuật bằng hàm NAM. Nhiều gia đình mang tâm lý căng thẳng khi con mình mắc dị tật này, nên cũng không thể đầu tư thời gian để làm nắn chỉnh (điều trị tiền phẫu thuật) bằng hàm NAM mà muốn phẫu thuật sớm cho trẻ.

Trên thực tế, để đạt thẩm mỹ cao sau phẫu thuật điều trị cho trẻ mắc dị tật KHM – VM, không thể thiếu được tay nghề của bác sỹ phẫu thuật có trình độ chuyên môn cao, kinh nghiệm và năng khiếu về phẫu thuật thẩm mỹ trực tiếp phẫu thuật điều trị cho trẻ mắc dị tật này cho dù trẻ đã được điều trị tiền phẫu thuật bằng hàm NAM.

Nhờ có đội ngũ chuyên môn với trình độ và tay nghề cao nên Bệnh viện Trường Đại học Y khoa Vinh đã phẫu thuật thành công, mang lại thẩm mỹ cao cho nhiều người bệnh mắc dị tật này và được các tổ chức, nhà hảo tâm tài trợ kinh phí, dụng cụ để phẫu thuật điều trị miễn phí thường xuyên cho bất cứ ai, ở bất cứ nơi nào không may mắc phải dị tật bẩm sinh khe hở môi – vòm miệng.

*  Nếu các cháu (kể cả người lớn) không may mắc dị tật khe hở môi – vòm miệng thì gia đình, người thân hãy đưa đến Bệnh viện Trường Đại Học Y khoa Vinh để được khám và phẫu thuật miễn phí cho dù đã được hay không được điều trị tiền phẫu thuật bằng hàm NAM nhưng vẫn mang lại thẩm mỹ cao nhất cho người bệnh.

  * Gia đình, người thân có thể liên hệ trực tiếp với BSCKII. Lê Xuân Thu qua số điện thoại: 0913342193 để được tư vấn giúp đỡ.

BSCKII. Lê Xuân Thu – Bác sỹ cao cấp

P.Giám đốc – Trưởng khoa Răng hàm mặt – Mắt

Bệnh viện trường Đại học Y khoa Vinh

BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA VINH
“Đổi mới – Phát triển – Hài lòng người bệnh”

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here